Mỗi ngày có tới hàng trăm người mắc các bệnh liên quan đến huyết áp. Và đã từ lâu, bệnh huyết áp không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta.
Các bác sĩ chuyên khoa thường yêu cầu rằng nên kiểm tra huyết áp mỗi ngày, nhưng liệu có phải ai cũng hiểu hết được những ý nghĩa quan trọng mà nó mang lại.
Tại sao phải đo huyết áp tại nhà
Phòng ngừa các bệnh huyết áp
Bệnh huyết áp ngày càng có xu hướng trẻ hóa, không chỉ những người già hay những người có tiền sử bệnh huyết áp mà ngay cả những người trẻ cũng có nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp.
Không giống như các bệnh lý khác, bệnh huyết áp không phải lúc nào cũng có những dấu hiệu cảnh báo trước.
Trên thực tế, khi bị tăng huyết áp sẽ kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, khó thở, tức ngực,… tuy nhiên có rất nhiều trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Điều này cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi chúng lại là căn bệnh để lại những biến chứng vô cùng nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời.
Vì vậy việc phòng tránh là cần thiết trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh và để lại bất kỳ biến chứng nào cho cơ thể.
Không những thế, về mặt tâm lý nếu như theo dõi sức khỏe thường xuyên thì chúng ta sẽ giảm bớt được áp lực bệnh tật và giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm
Một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến huyết áp có thể xảy ra nếu như chúng ta không biết cách phòng tránh phù hợp.
Ảnh hưởng lên não
Khi huyết áp tăng lên quá cao, mạch máu não có thể bị vỡ và làm xuất huyết não, từ đó có thể khiến tê liệt nửa người, liệt toàn thân hoặc thậm chí tử vong.
Tăng huyết áp còn làm hẹp mạch máu lên não, khiến hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu não gây tăng nguy cơ chết não rất cao.
Đồng thời khi mạch máu bị hẹp, thiếu máu lên não là nguyên nhân khiến đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…
Ảnh hưởng lên thận
Cao huyết áp làm dày thành mạch khiến mạch máu bị hẹp, các chất thải của cơ thể sẽ ứ đọng và khiến thận bị tổn thương theo thời gian.
Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy thận đồng thời tình trạng cao huyết áp lại càng tăng.
Ảnh hưởng lên mắt
Tăng huyết áp có thể gây vỡ mạch máu trong mắt, gây mờ và mù lòa vĩnh viễn.
Những biến chứng này có thể xuất hiện từ một đến vài năm, sau khi phát hiện cao huyết áp.
Ảnh hưởng lên tim
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim. Mà nhồi máu cơ tim là nguy cơ cao nhất dẫn đến tử vong.
Cao huyết áp khiến lượng máu cung cấp cho cơ thể bị gián đoạn, từ đó dẫn đến suy tim.
Giảm tối đa chi phí điều trị
Khi có và sử dụng máy đo huyết áp tại nhà, bạn sẽ không cần phải thường xuyên đến bệnh viện để gặp bác sĩ.
Như vậy, đồng nghĩa với việc là bạn sẽ không phải tốn thêm bất kỳ một khoản phí nào nếu như bạn tự theo dõi huyết áp tại nhà.
Ngoài ra, việc theo dõi tại nhà sẽ thường xuyên và chính xác hơn so với việc phải đến bệnh viện, như vậy sẽ phòng ngừa được tối đa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Cách đo huyết áp đúng chuẩn
Quy trình đo đúng chuẩn
Mỗi loại thiết bị đo huyết áp khác nhau sẽ có phương pháp đo khác nhau. Khi bạn sử dụng máy đo huyết áp dạng cơ sẽ có cách đo khác với dạng điện tử.
Thiết bị đo huyết áp dạng cơ sẽ được sử dụng cho những người có chuyên môn và chúng ta sẽ không tự đo được cho chính mình.
Thông thường, khi đo huyết áp tại nhà, thiết bị được khuyến khích sử dụng chính là máy đo huyết áp điện tử.
Quy trình đo huyết áp điện tử đúng chuẩn được thực hiện như sau:
Đầu tiên bạn phải kiểm tra thiết bị về pin, vòng bít, đồng hồ hiển thị… để chắc chắn rằng chúng đang hoạt động với trạng thái tốt nhất.
Ngồi đo trong tư thế thoải mái nhất, nên nghỉ ngơi thư giãn trước khi đo.
Quấn vòng bít vào đúng vị trí cánh tay, cách khuỷu tay 2-3 cm, vì đây là vị trí chính xác của động mạch chủ.
Đặt cánh tay ngang với mức tim và bấm nút cho thiết bị hoạt động, đợi kết quả đo.
Trong thời gian đo, không được vận động hay nói chuyện để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
Chọn thiết bị đo chuẩn
Hiện nay nhu cầu sử dụng máy đo huyết áp tại nhà và đặc biệt là máy đo huyết áp điện tử ngày càng tăng lên.
Nhu cầu sử dụng tăng kéo theo lượng cung cũng lớn dần, dẫn chứng là trên thị trường có nhiều loại máy đo huyết áp khác nhau.
Điểm khác biệt giữa chúng là về chất lượng, độ chính xác, vị trí đo và cả giá thành.
Một số công ty nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất máy đo huyết áp như: InBody, Omron, A&D,…
Giá thành phù hợp
Mức giá của thiết bị đo huyết áp cũng rất đa dạng và phong phú, dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng cho một máy đo cá nhân.
Tuy nhiên khi chọn thiết bị đo, chúng ta nên chọn những loại máy không quá rẻ cũng không quá đắt.
Nếu sử dụng những loại quá rẻ khoảng vài trăm ngàn, chất lượng máy sẽ không đảm bảo và độ chính xác không cao, dẫn đến sai lệch về kết quả đo và hơn nữa là dự đoán sai về xu hướng huyết áp.
Đối với những máy có mức giá từ 5 triệu trở lên, chất lượng của thiết bị cũng như độ chính xác được đảm bảo hoàn toàn, tuy nhiên cũng không quá cần thiết nếu như tình trạng kinh tế của bạn không cho phép.
Đo ở cánh tay
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, đối với dòng máy đo huyết áp điện tử, nên sử dụng những loại đo ở bắp tay.
Vì ở bắp tay là vị trí của động mạch chủ, nên khi đo kết quả sẽ chính xác nhất.
Còn trường hợp đo huyết áp ở cổ tay kết quả sẽ bị sai lệch hoàn toàn và chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng là nên đo ở vị trí này.
Có bộ nhớ lưu trữ kết quả
Để biết được chính xác xu hướng huyết áp của bản thân là cao hay thấp, chúng ta cần phải theo dõi trong một khoảng thời gian dài.
Bởi vì ngay khi bạn đo, huyết áp chỉ biểu thị tại thời điểm đó. Nếu như huyết áp khác biệt so với bình thường thì rất có thể do một vài yếu tố bên ngoài tác động chứ không hẳn là chính xác hoàn toàn.
Vì vậy, chúng ta cần có 1 danh sách kết quả đo huyết áp hằng ngày hoặc hằng tuần để có thể báo với bác sĩ và tìm được phương pháp điều trị khi phát hiện bất kỳ điều gì bất thường.
Để thuận tiện trong việc lưu trữ kết quả, bạn nên dùng những thiết bị có bộ nhớ thay vì phải ghi chúng ra giấy sau mỗi lần đo. Điều này không những giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà chúng còn thể hiện chính xác kết quả đo nhất.
Có các tính năng bổ trợ
Ngoài việc đo huyết áp và nhịp tim, thiết bị đo huyết áp nên có thêm những tính năng bổ trợ để có thể hỗ trợ cho kết quả đo được chính xác nhất có thể.
Một số tính năng cần thiết như: phát hiện nhịp tim không đều, báo hiệu tăng huyết áp vào buổi sáng, phát hiện chuyển động, kiểm tra độ chặt khi đeo vòng bít…
Lưu ý khi đo huyết áp
Nghỉ ngơi trước khi đo
Trước khi đo huyết áp, chúng ta cần nghỉ ngơi để giữ cho cơ thể ở trạng thái thư giãn nhất trong vòng 30 phút.
Không hút thuốc, uống đồ uống chứa caffeine và vận động mạnh, nên đi vệ sinh trước khi đo.
Những hoạt động này có thể ảnh hưởng đến trạng thái của cơ thể, gây hồi hộp, kích động và huyết áp sẽ bị tăng lên.
Giữ tư thế đo đúng
Khi đo cánh tay đặt ở mặt bàn phẳng ngang với mức tim, nếu đặt cao hay thấp hơn so với tim thì chỉ số huyết áp sẽ thấp hơn hoặc cao hơn so với giá trị đúng.
Khi ngồi đo, lưng thẳng và tựa thoải mái vào ghế, hai chân để thoải mái, chạm đất, không bắt chéo hay gác chân.
Trong khi đang tiến hành đo, không nói chuyện, không vận động.
Khi đo, nên mặc áo cộc tay để tránh việc quấn vòng bít chồng lên tay áo, như vậy kết quả đo sẽ không được chính xác.
Quấn vòng bít chặt vừa phải
Chọn vòng bít có size phù hợp với kích thước cánh tay. Thông thường thì các máy đo huyết áp đã được thiết kế vòng bít phù hợp với cách tay người châu Á nên khi sử dụng người dùng không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Khi quấn, hãy làm theo hướng dẫn của từng loại máy để đặt đúng vị trí và đảm bảo quấn chặt vừa phải.
Kiểm tra thường xuyên và lưu trữ kết quả đo
Để biết được xu hướng huyết áp và chẩn đoán đúng liệu mình có mắc các bệnh liên quan đến huyết áp hay không, chúng ta cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Và một điều quan trọng là nên lưu lại kết quả đo để trình bày với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ là người biết được liệu những chỉ số huyết áp trên nói lên tình trạng gì mà cơ thể đang mắc phải.
Thời điểm đo chuẩn
Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên và vào cùng một thời điểm.
Vì ở những thời điểm khác nhau, huyết áp sẽ thay đổi. Ví dụ huyết áp buổi sáng sẽ cao hơn huyết áp vào buổi tối.
Theo các chuyên gia, thời điểm đo tốt nhất là vào sáng sớm sau khi ngủ dậy và nên đo thường xuyên.
Mỗi lần đo nên thực hiện 2 – 3 lần để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Sau đó lưu lại kết quả để đưa cho bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Medisol, các bạn sẽ biết được cách đo huyết áp đúng cho bản thân ngay tại nhà.