Thuật ngữ miếng dán hút mủ vết thương đã không còn quá xa lạ với người dùng trong những năm gần đây. Chúng được xem là sản phẩm cải tiến của miếng dán vết thương và ngày càng được người dùng tin tưởng sử dụng.
Không chỉ với những vết thương đơn thuần, chúng còn là cứu tinh của làn da mụn bởi độ che chắn và tính hiệu quả khi sử dụng.
Miếng dán hút mủ vết thương được xem là món đồ không thể thiếu trong giỏ đồ mỹ phẩm của hội chị em mê làm đẹp.
Mặc dù sử dụng hằng ngày nhưng liệu chúng ta có thực sự hiểu rõ về bản chất của loại sản phẩm này. Chúng được làm từ nguyên liệu gì và cơ chế hoạt động như thế nào?
Bài viết dưới đây của Medisol sẽ mang đến cho bạn top 5 thông tin cần biết về miếng dán hút mủ vết thương.
Bản chất của miếng dán hút mủ vết thương là Hydrocolloid
Thực tế thì tên gọi của nó cũng đã giúp chúng ta hiểu được phần nào về loại sản phẩm này. Chúng dán và hút hết mủ có trong những vết thương trên cơ thể.
Loại miếng dán hút mủ vết thương này được làm từ Hydrocolloid nên chúng còn có tên gọi là băng Hydrocolloid.
Vậy hydrocolloid là gì và chúng có gì đặc biệt?
Hydrocolloid là một vật liệu có chứa các hạt keo ưu nước tạo gel, như carboxymethylcellulose (CMC), gelatin, alginate, agar và carrageenan.
Đây là hợp chất được cấp bằng sáng chế vào năm 1967. Chúng là tiêu chuẩn vàng trong hơn 50 năm trong chăm sóc vết thương và phẫu thuật cắt hậu môn.
Khi những chất này tương tác với nước sẽ tạo thành hệ keo ở dạng gel. Độ nhớt của hệ tỷ lệ thuận với sự tương tác giữa hydrocolloid và nước.
Hydrocolloid thường được làm từ rong biển, vì đây là nguồn sản xuất Hydrocolloid có giá trị duy nhất.
Chúng có nhiều chức năng khác nhau, tùy vào mỗi loại hydrocolloid như: chất làm đặc, chất ổn định, chất làm đông.
Chính vì những ưu điểm vốn có mà hydrocolloid được ứng dụng nhiều trong việc tạo ra các loại miếng dán hút mủ vết thương.
Chúng khác gì so với loại miếng dán vết thương thông thường
Không phải ngẫu nhiên mà so với các loại miếng dán vết thương thông thường, chúng lại có tên gọi khác và đặc biệt hơn.
Bảng thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại miếng dán này.
Loại miếng dán | Miếng dán thông thường | Miếng dán hút mủ vết thương |
Chất liệu | Chứa các thành phần hoạt tính như axit salicylic, dầu cây trà, benzoyl peroxide | Hydrocolloid |
Công dụng | Giúp ngăn cản nước và bụi bẩn, từ đó giúp giảm viêm. | Hút mủ, dầu và chất lỏng dư thừa ra khỏi vết thương.
Bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn, bụi và da tay Cung cấp môi trường ẩm giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa sẹo. Làm khô vùng da xung quanh |
Loại vết thương phù hợp | Giai đoạn đầu của mụn, mủ khi chỉ có vết đỏ. | Vết thương có mủ. Mụn mới hình thành và mụn đã hình thành mủ, có đầu trắng. |
Bản chất của miếng dán viết thương có công dụng để che chắn và bảo vệ vết thương. Còn với miếng dán hút mủ vết thương, không những che chắn mà chúng còn hỗ trợ điều trị và làm lành vết thương một cách nhanh chóng.
Đây cũng là công dụng chính của loại miếng dán này. Chúng hút hết dịch thừa, mủ ra khỏi vết thương và làm sạch vết thương. Đồng thời cung cấp môi trường ẩm giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa để lại sẹo.
Cơ chế hoạt động của miếng dán hút mủ vết thương
Miếng dán hút mủ vết thương hay còn gọi là miếng dán Hydrocolloid có cơ chế hoạt động như thế nào?
Băng hydrocolloid chứa một lớp bên trong tự dính, tạo gel và bao gồm các hạt keo ưa nước như carboxymethylcellulose (CMC), pectin, gelatin hoặc chất đàn hồi.
CMC trong Hydrocolloid chuyển đổi ở dạng gel khi tiếp xúc với dịch tiết vết thương. Băng sẽ thay đổi màu sắc khi nó hấp thu dịch tiết, điều này giúp tối ưu hóa việc xác định thời gian thay băng.
Khi miếng dán trở nên mờ đục hoặc khi dịch tiết kéo dài trong vòng của các cạnh tức là miếng dán đã đạt đến mức hấp thụ tối đa.
Như vậy miếng dán sẽ tạo ra một môi trường ẩm đồng thời cung cấp cách nhiệt cho bề mặt vết thương.
Lớp bên ngoài của miếng dán hút mủ vết thương bao gồm polyurethane, chúng bịt kín và bảo vệ vết thương khỏi nước, vi khuẩn, các bụi bẩn bên ngoài và các tác động cơ học.
Chúng phù hợp với loại vết thương nào?
Dựa vào những thành phần và công dụng nổi trội của các loại miếng dán hút mủ vết thương. Chúng phù hợp để sử dụng với những loại vết thương có mủ, tức là những vết thương đang trong thời điểm mới hình thành.
Tương tự với các loại mụn nhọt, chúng phù hợp với các loại mụn trứng cá, mụn có mủ trắng, mụn sưng viêm…
Đối với các loại mụn vừa mới hình thành và sưng đỏ, miếng dán có công dụng che chắn và bảo vệ khỏi bụi bẩn và các tác động bên ngoài. Qua đó hạn chế tối đa tình trạng nặng lên của mụn.
Đối với những loại mụn đã có đầu trắng và có mủ, miếng dán hút mủ vết thương sẽ hút hết mủ để tạo môi trường sạch sẽ cho vết thương.
Khi mủ được hút ra và làm đầy miếng dán, khi đó miếng dán sẽ trở nên trắng đục và không còn khả năng kết dính.
Cứ như vậy, miếng dán mới sẽ được thay thế cho đến khi vết thương lành hẳn.
Tìm mua miếng dán hút mủ vết thương Hydrocolloid ở đâu?
Với những ưu điểm đặc biệt so với các loại miếng dán thông thường, miếng dán hút mủ vết thương đang ngày càng được ưa chuộng sử dụng.
Tuy nhiên, chúng được bày bán ở đâu, có bao nhiêu loại và mức giá như thế nào ?
Miếng dán hút mủ vết thương được phân thành nhiều loại khác nhau. Dựa vào loại vết thương, mức độ nặng nhẹ của vết thương mà chúng ta có thể chọn loại miếng dán phù hợp.
Với những vết thương hở, miệng rộng thì chúng ta nên sử dụng những miếng dán có diện tích lớn, được thiết kế dày hơn loại thông thường. Điều này giúp tăng khả năng hút mủ được tốt hơn và tạo mội trường ẩm tối đa cho da.
Với những vết thương nhỏ như mụn nhọt, để tiện cho việc sử dụng hằng ngày và liên tục, chúng ta có thể sử dụng những loại chuyên dụng dành cho mụn.
Loại miếng dán mụn này đã được cắt sẵn phù hợp với các loại mụn khác nhau, giúp người dùng dễ dàng trong việc thay thế và che chắn nốt mụn hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm được cho mình loại miếng dán hút mủ vết thương phù hợp. Medisol chúc bạn có một làn da khỏe đẹp.
Bài viết tham khảo: