Thở Máy Không Xâm Nhập Và Những Lưu Ý

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Thở máy không xâm nhập là 1 trong những phương pháp được áp dụng trong bệnh viện hoặc tại nhà dành cho những bệnh nhân bị khó thở. Hãy cùng Medisol tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp thở máy không xâm nhập cũng như những lưu ý qua bài viết sau đây nhé!
 

Thở máy không xâm nhập là gì?

thở máy không xâm nhập

Phương pháp thở máy không xâm nhập
 
Khó thở là triệu chứng rất phổ biến trong nhiều bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh về phổi. Tình trạng bệnh khiến bệnh nhân thấy khó thở, rất mệt mỏi và lo sợ.
 
Thở máy không xâm nhập là phương pháp không cần tiến hành đặt nội khí quản hay mở khí quản. Với cách này bệnh nhân sẽ thở tự nhiên nhưng được đặt một áp lực dương trong suốt chu kỳ hô hấp.
 
Lựa chọn phương pháp này khi bệnh nhân vẫn còn khả năng tự thở nhưng bị suy yếu, cách này sẽ giúp làm giảm nguy cơ biến chứng và tác dụng phụ không mong muốn so với việc phải đặt nội khí quản (Thở máy xâm nhập)
 
 Thở máy không xâm nhập thường được chỉ định thở máy không xâm nhập khi mắc phải một số bệnh lý gây suy hô hấp nghiêm trọng, hay tình trạng ngưng thở khi ngủ, đe dọa đến tính mạng như:
 
  • Suy hô hấp trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Phù phổi cấp do suy tim sung huyết
  • Hội chứng giảm thông khí do béo phì
  • Viêm phổi
  • Bệnh hen suyễn bùng phát
  • Thở kém sau khi phẫu thuật
  • Đợt cấp của bệnh rối loạn thần kinh – cơ làm rối loạn nhịp thở
  • Suy hô hấp, giảm oxy máu ở bệnh nhân có suy giảm miễn dịch
Tuy nhiên, nếu tình trạng bị khó thở nghiêm trọng, suy giảm ý thức hoặc khó nuốt, thì phương pháp thở máy không xâm nhập sẽ không còn phù hợp nữa. Trong các trường hợp như:
  • Ngừng tim, ngừng thở.
  • Thiếu máu cơ tim hay rối loạn nhịp tim không kiểm soát được.
  • Không tự bảo vệ được đường thở, tổn thương cơ chế ho, không khạc đàm được, khó nuốt và có nguy cơ hít cao.
  • Tăng tiết dịch nhiều.
  • Bệnh nhân khó chịu và không hợp tác với máy thở.
  • Bác sĩ chỉ định sử dụng máy thở xâm nhập, đưa ống thở trực tiếp xuống cổ họng (mở khí quản hoặc đặt nội khí quản).

Thở máy không xâm nhập gồm 2 loại:

  • Máy thở BiPAP có hai mức áp lực dương, thay đổi giữa thì hít vào và thì thở ra.
  • Máy thở CPAP chỉ tạo một mức áp lực dương liên tục khi bơm không khí.
Áp lực này sẽ giúp nở phổi, cải thiện trao đổi khí, đảm bảo người sử dụng có thể thở đúng cách, nhận đủ lượng oxy cần thiết, cải thiện mức độ oxy trong máu, giảm lượng carbon dioxide. Từ đó giúp người bệnh thấy dễ thở hơn.
 
Các loại máy thở không xâm nhập BiPAP và máy thở CPAP đều có kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng, có thể sử dụng được ngay tại nhà, hiệu quả tốt và chi phí cũng thấp.
 
thở máy không xâm nhập và những lưu ý
Thở máy không xâm nhập và những lưu ý khi áp dụng tại nhà
 
Trước khi tiến hành thở máy không xâm nhập, người chăm sóc và bệnh nhân nên làm quen và hiểu rõ với các bộ phận của máy thở gồm:
  • Động cơ thổi khí vào ống
  • Đường ống kết nối động cơ của máy với mặt nạ
  • Mặt nạ dạng trùm mũi hoặc trùm cả mũi – miệng của bệnh nhân.
  • Các bộ phận cần nối đúng vào khớp với nhau
Khi muốn sử dụng máy tại nhà, nên nhờ người bán thiết bị y tế tư vấn để chọn loại máy phù hợp và hướng dẫn rõ ràng về cách sử dụng, khi nào cần làm sạch vệ sinh các bộ phận của máy. Chọn ra loại mặt nạ có kích thước phù hợp.
 
Và cần phải có bác sĩ chuyên khoa hô hấp, y tá hướng dẫn thực hiện. Bác sĩ sẽ đưa ra các thông số cụ thể của máy, phù hợp với từng tình trạng bệnh khác nhau và luôn tuân theo sự chỉ định của bác sĩ
 
Cần lưu ý là không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước và trong khi thở máy không xâm nhập, vì nguy cơ cao có thể hít phải thức ăn hoặc chất lỏng vào phổi.
 
Đến khi các triệu chứng khó thở được cải thiện, bác sĩ sẽ giảm dần áp lực luồng khí trên máy cũng như giảm thời gian sử dụng máy
 
Thở máy không xâm nhập là phương pháp đơn giản có thể áp dụng tại nhà dành cho những bệnh nhân có vấn đề về đường thở, bị khó thở, hoặc bị chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy đơn giản và người chưa được đào tạo chuyên sâu vẫn có thể sử dụng để theo dõi và chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên cũng cần lưu ý làm theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
 
Nguồn: Tham khảo
 
Tham khảo thêm các bài viết: