Tụt Huyết Áp Uống Nước Đường Có Được Không?

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Tụt huyết áp uống nước đường có được không là một câu hỏi rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết chính xác câu trả lời. Nhiều người hay truyền tai nhau mẹo rằng khi tụt huyết áp uống nước đường như một biện pháp “cấp cứu” và sẽ giúp giảm nhẹ những dấu hiệu tụt huyết áp và làm ổn định huyết áp tốt hơn.

Vậy điều này thực sự có đúng hay không, mời các bạn cùng chúng tôi làm rõ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những biểu hiện của tụt huyết áp

Biểu hiện của tụt huyết áp

Như chúng ta đã biết, đối với người bình thường huyết áp luôn duy trì ở mức 120/80 mmHg. Khi chỉ số này ở dưới 90/60 mmHg thì bạn đang rơi vào tình trạng bị tụt huyết áp.

Các triệu chứng tụt huyết áp có thể kể đến như nhìn mờ, chóng mặt hoặc choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu, khó tập trung, buồn nôn và nôn mửa. Trong một số trường hợp, tụt huyết áp đột ngột có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Việc huyết áp giảm quá thấp có thể sẽ dẫn đến tình trạng sốc. Một số triệu chứng của sốc như lú lẫn, thường ở người lớn tuổi, da lạnh và xanh xao, thở nhanh, mạch yếu, có những kích động trong hành vi. Dễ bị sốc nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ dẫn tới hôn mê sâu, thậm chí là tử vong.

2. Vậy tụt huyết áp uống uống nước đường có được không ?

tụt huyết áp uống nước đường

Tụt huyết áp uống nước đường có được không?

Tụt huyết áp uống nước đường có được không là tùy thuộc vào nguyên nhân gây tụt huyết áp.

Nguyên nhân này bao gồm người đang mang thai, bị mất nước, hay mắc các bệnh lý nghiêm trọng như suy tim, nhồi máu cơ tim, nhịp tim chậm, bệnh van tim, hạ đường huyết, rối loạn nội tiết, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng huyết, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, mất máu, thiếu hụt chất dinh dưỡng…. Khi này cần phải tìm ra nguyên nhân để có những phương pháp điều trị phù hợp nhất nếu cần thiết.

Tụt huyết áp uống nước đường có được không ? Câu trả lời là .

Các bác sĩ thường khuyên người thường xuyên bị tụt huyết áp là nên mang theo đồ ngọt để có thể xử trí kịp thời, nhất là khi tụt huyết áp do hạ đường huyết. Vì thế, có thể uống nước đường khi gặp những dấu hiệu như chóng mặt, choáng váng và buồn nôn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống nước sâm, trà gừng, nước uống hoặc đồ ăn có vị mặn,…

Thế nhưng, khi chưa biết chính xác nguyên nhân tụt huyết áp của mình, bạn nên sắp xếp những buổi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết tụt huyết áp do nguyên nhân gì và khi này uống nước đường có được không cũng như cách khắc phục. Bởi vì nếu bạn quá lạm dụng thì nước đường cũng một phần gây tác động xấu tới sức khỏe, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường.

3. Uống nước đường không đúng cách

Có thể bạn chưa biết rằng việc uống nước đường không đúng cách cũng có thể mang lại rất nhiều tác hại đối với sức khỏe như:

  • Uống nhiều nước đường có thể gây ảnh hưởng xấu đến đến tim mạch 
  • Việc dung nạp quá nhiều đường có thể làm bạn bị tiểu đường 
  • Thừa đường có thể làm cho bạn bị sâu răng nghiêm trọng 
  • Nếu cơ thể thừa đường thì hệ thống miễn dịch sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.
  • Những người ăn quá nhiều đường thì có thể sẽ làm hạn chế hoạt động của não nên trí nhớ suy giảm và bị ảnh hưởng tiêu cực. 
  • Uống nước quá đường nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Khi này, cơ thể của rất dễ bị kiệt sức và làm cho bạn mất ngủ thường xuyên. 

Như vậy, việc uống nước đường không phải là lựa chọn thông minh nhất giúp ích cho việc tụt huyết áp. Do đó, bạn cần phải cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định sử dụng nhé. 

Thực chất việc sử dụng nước đường khi bị tụt huyết áp không gây nguy hiểm quá nghiêm trọng đến tính mạng nhưng cũng không phải bất kỳ ai đều có thể xử trí bằng phương pháp này được. Chính vì vậy, để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của chính mình và người thân thì việc hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ giải pháp nào là rất cần thiết.

Hy vọng bài viết trên đã trả lời cho bạn được câu hỏi “Tụt huyết áp uống nước đường có được không?”. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tham khảo thêm: