Chất chống oxy hóa trong thực phẩm giúp các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh và dễ dàng thoát khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có thể giúp trung hòa các gốc tự do, từ đó giúp ngăn ngừa lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
1. Chất chống oxy hóa là gì?
Chắc hẳn ai cũng thường hay nghe cụm từ “chất chống oxy hóa”, vậy chất này là gì?
Chất chống oxy hóa là các phân tử giúp chống lại stress oxy hóa. Stress oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh và được cho là có vai trò gây ra nhiều loại bệnh như: ung thư, đái tháo đường, bệnh Alzheimer, Parkinson và bệnh tim. Stress oxy hóa cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lão hóa.
Lão hóa làm cho tình trạng da bị nhăn nheo, mất nước, da bị chảy xệ, thâm sạm, thiếu sức sống. Vì vậy các chị em phụ nữ thường hay dùng các sản phẩm chăm sóc da có thêm thành phần giúp ngăn ngừa lão hóa da.
Tuy nhiên, cơ thể chúng ta có thể tự tạo các chất chống oxy hóa để kiểm soát gốc tự do. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa còn có thể được cung cấp qua thực phẩm. Cách tốt nhất để bổ sung chất chống oxy hóa là sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
2.Chất chống oxy hóa trong thực phẩm nào là nhiều nhất?
1. Dâu tây
Quả dâu tây là một trong những loại trái cây rất phổ biến đặc biệt giàu vitamin và khoáng chất, vitamin C và chất chống oxy hóa.
Chất chống oxy hóa gọi là anthocyanins, chính chất này mang lại màu đỏ cho dâu. Dâu tây càng có màu đỏ tươi càng có hàm lượng anthocyanin cao.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, anthocyanins có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) và tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt).
2 Các loại đậu hạt dinh dưỡng
Các loại đậu hạt là thực phẩm rất được hay dùng vì nó rất tốt cho sức khỏe. Vì chúng giàu chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Đậu hạt là nguồn thực vật tốt nhất cung cấp chất chống oxy hóa, đặc biệt là đậu xanh.
Ngoài ra, một số loại đậu như đậu cúc (đậu pinto) có chứa một chất chống oxy hóa đặc biệt gọi là kaempferol. Chất chống oxy hóa này giúp giảm viêm mạn tính và ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra kaempferol có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư vú, bàng quang, thận và phổi….
3. Bông Atiso
Ngoài các loại rau củ quả thì bông Atisô cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hóa tuyệt vời.
Atisô đặc biệt giàu chất chống oxy hóa được gọi là axit chlorogenic. Các nghiên cứu cho thấy rằng lợi ích chống oxy hóa và chống viêm của axit chlorogenic có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý cách dùng. Đun sôi Atiso có thể tăng hàm lượng chất chống oxy hóa lên 8 lần và hấp có thể tăng hàm lượng chất chống oxy hóa lên gấp 15 lần. Nhưng xào Atiso có thể làm giảm hàm lượng chất chống oxy hóa của chúng.
4. Quả mâm xôi
Quả mâm xôi là loại quả mọng có vị chua, mềm, thường được dùng trong các món tráng miệng. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C, mangan và chất chống oxy hóa tuyệt vời.
Một số nghiên cứu đã liên kết các chất chống oxy hóa và các thành phần khác trong quả mâm xôi giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.
Các nghiên cứu khác cho thấy, các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của quả mâm xôi đen có thể làm chậm và ngăn chặn tác động của nhiều loại bệnh ung thư.
Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong quả mâm xôi, đặc biệt là anthocyanins có thể làm giảm viêm và stress oxy hóa. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
5. Quả việt quất
Quả việt quất chứa rất ít calo nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa.
Một số nghiên cứu cho thấy, quả việt quất có chứa lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong số tất cả các loại trái cây và rau quả. Ngoài ra, các nghiên cứu trong ống nghiệm và động vật cũng chỉ ra rằng, các chất chống oxy hóa trong quả việt quất có thể trì hoãn sự suy giảm chức năng não có xu hướng xảy ra theo tuổi tác.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa anthocyanins trong quả việt quất đã được chứng minh là làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) và huyết áp.
3. Cách bổ sung thêm chất chống oxy hóa trong thực phẩm
Top 10 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất
Chất chống oxy hóa có rất nhiều trong thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật cung cấp chất chống oxy hóa như quả mọng, ca cao, thảo mộc và gia vị, đậu, Atisô, táo, các loại hạt và đậu, anh đào, rau lá xanh đậm, cà phê và trà, ngũ cốc nguyên hạt, nho, cà chua, khoai tây và khoai lang, bơ và lựu…
Và cách tốt nhất để tăng lượng chất chống oxy hóa cho cơ thể, đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ là hãy sử dụng nhiều nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật với màu sắc khác nhau. Ví dụ có thể ăn một cốc rau vào bữa sáng, hai cốc vào bữa trưa và hai vào bữa tối, thêm một cốc trái cây vào bữa sáng và một cốc khác như một phần của bữa ăn nhẹ hàng ngày.
Một cách khác để tăng lượng chất chống oxy hóa của bạn là thay thế thực phẩm đã qua chế biến bằng thực phẩm toàn phần, có nguồn gốc thực vật. Thay vì một chiếc bánh ngọt ăn sáng hãy ăn một bát bột yến mạch bí ngòi phủ trái cây và các loại hạt. Thay vì một chiếc bánh mì hãy dùng một bát rau xanh phủ đậu, gạo lứt.
Chọn cách tăng cường chất chống oxy hóa trong thực phẩm có thể nâng cao chất lượng dinh dưỡng tổng thể trong chế độ ăn uống của bạn và cách hiệu quả nhất, an toàn nhất để tăng cường chất chống oxy hóa hằng ngày cho cơ thể là sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc sản phẩm được làm từ nguyên liệu thực phẩm.
Tham khảo thêm các bài viết hay:
- Tác dụng của Vitamin E đỏ chăm sóc sắc đẹp
- 6 thực đơn Eat Clean tăng cơ giảm mỡ
- Tìm hiểu thêm về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể