Chiều cao cân nặng bé gái và bé trai cùng độ tuổi và khỏe mạnh có thể có chỉ số khác nhau, nhưng quá trình phát triển đều theo một xu hướng chung. Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ thường xem xét chiều cao, cân nặng, giới tính và độ tuổi của con bạn, để từ đó đánh giá xem con bạn có phát triển như mong đợi hay không?
Nhưng khi không có điều kiện đến bệnh viện, có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ đều tự hỏi: Liệu con bạn có đang phát triển tốt hay không? Chiều cao cân nặng này là phù hợp với tuổi hay không? Và làm thế nào để đánh giá?
Bài viết này sẽ giúp bạn có được những thông tin chính xác liên quan đến sự tăng trưởng chiều cao cân nặng bé gái nói riêng và biết thêm về cách đánh giá sự tăng trưởng phát triển của trẻ nhỏ mà các bác sĩ thường sử dụng.
Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của trẻ
Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em có thể dựa vào các chỉ số:
- Các chỉ số nhân trắc như: cân nặng, chiều cao, chu vi các vòng, tỷ lệ giữa các phần cơ thể
- Tuổi xương: Là thời gian xuất hiện các điểm cốt hóa.
- Các dấu hiệu trưởng thành về tính dục: năng lực giới tính, thể chất, tâm lý, và sinh dục, bao gồm các đặc trưng của nam giới và nữ giớ
- Số liệu về thành phần cấu tạo của cơ thể: Tỷ lệ nước và tỷ lệ mỡ trong cơ thể
Tuy nhiên, thông thường chiều cao và cân nặng là hai chỉ số được sử dụng nhiều nhất.
Năm 2006, WHO đã công bố bảng chuẩn tăng trưởng về chiều cao cân nặng của trẻ em, số liệu được thu thập từ các nghiên cứu đa trung tâm của WHO. Qua các nghiên cứu, chuyên gia đã kết luận: Trẻ sơ sinh đủ tháng ở tất cả các nước, không phân biệt chủng tộc, vị trí địa lý, nếu được nuôi bằng sữa mẹ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và được chăm sóc tốt, đều đạt được mức độ tăng trưởng như nhau.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
Quá trình tăng trưởng tương tác của chủ yếu 2 yếu tố: di truyền và môi trường
– Di truyền: Bao gồm các yếu tố như giới, chủng tộc, yếu tố gen, các bất thường bẩm sinh.
– Môi trường: bao gồm điều kiện kinh tế xã hội, khí hậu, hoạt động thể chất, dinh dưỡng và các stress tâm lý
Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng: Nội tiết, xu hướng sức khỏe (Chiều cao/cân nặng) chung của cộng đồng.
Chiều cao cân nặng bé gái dưới 5 tuổi theo WHO
Trẻ dưới 5 tuổi, thường được đánh giá dựa trên 2 chỉ sô là chiều cao theo tuổi và cân nặng theo tuổi.
1. Chiều cao
Chiều cao theo tuổi: Z-Score có khoảng giá trị bình thường từ -2SD đến + 2SD, tương ứng với sự phát triển bình thường.
Khi con số này nằm ngoài ngưỡng trên, đây là sự phát triển không bình thường:
- Khi Z-score nhỏ hơn -2SD trẻ được đánh giá là suy dinh dưỡng thể thấp còi
- Khi Z-score nhỏ hơn -3SD trẻ được đánh giá là suy dinh dưỡng thể thấp còi nặng.
2. Cân nặng
Tương tự như chiều cao, câng nặng bình thường cũng được lấy ngưỡng trong khoảng Z-Score: từ -2SD đến +2SD.
- Khi Z-score nhỏ hơn -2SD trẻ được đánh giá là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
- Khi Z-score nhỏ hơn -3SD trẻ được đánh giá là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân nặng.
- Khi Z-score lớn hơn +2SD trẻ được đánh giá là thừa cân
- Khi Z-score lớn hơn +3SD trẻ được đánh giá là béo phì.
Trong các trường hợp bất thường hãy đưa bé đến các cơ sở y tế hoặc đến gặp nhân viên y tế để được tư vấn cũng như tìm nguyên nhân.
Chiều cao cân nặng bé gái trên 5 tuổi theo WHO
Năm 2007, WHO đã công bố bảng chuẩn tăng trưởng về chiều cao cân nặng bé gái trên 5 tuổi và chỉ số khối cơ thể (BMI).
BMI thường được sử dụng ở giai đoạn phát triển này của trẻ do cơ thể tăng trưởng về chiều cao và cân nạng chưa ổn định.
BMI = cân nặng / Chiều cao 2
Trong đó, cân nặng tính theo kilogram (kg) và chiều cao tính theo mét (m)
BMI bình thường trong ngưỡng -2SD đến +1SD
- Chỉ số BMI Z-Score lớn hơn 1: Thừa cân
- Chỉ số BMI Z-Score lớn hơn 2: Béo phì
Bảng số liệu chuẩn
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng bé gái chuẩn cũng như số khối BMI được đưa ra từ WHO kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Để phần nào đánh giá được mức tăng trưởng của con qua từng thời kỳ, bạn hãy đối chiếu chiều cao, cân nặng, BMI của bé theo các bảng số liệu phù hợp sau và so sánh kết quả với các thông tin được cung cấp từ các mục trên:
Bảng 1: Chiều cao cho bé gái từ 0-2 tuổi
Chiều cao bé gái từ 0 – 2 tuổi
Bảng 2: Chiều cao cho bé gái từ 2-5 tuổi
Chiều cao cho bé gái từ 2-5 tuổi
Bảng 3: Cân nặng cho bé gái từ 0-2 tuổi
Cân nặng bé gái từ 0-2 tuổi
Bảng 4: Cân nặng cho bé gái từ 2-5 tuổi
Cân nặng cho bé gái từ 2-5 tuổi
Bảng 5: BMI cho bé gái từ trên 5 tuổi
Bảng chiều cao cân nặng bé gái trên 5 tuổi
Trên là những thông tin chi tiết về chiều cao cân nặng bé gái chuẩn cùng các chỉ số khác. Thông qua các chỉ số trên ba mẹ cũng phần nào hiểu và đánh giá được sự phát triển của con từ đó có thể điều chỉnh lại thực đơn mỗi ngày cho trẻ để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhất
Tham khảo thêm:
- Máy đo chiều cao cân nặng BSM370
- Những cách tăng chiều cao cho bé ở tuổi 14
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi